5 Cách phân biệt giữa inox 304 và 201
Trong ngành công nghiệp và đời sống, inox 304 và 201 là hai loại thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ sự khác biệt giữa chúng. Việc phân biệt chính xác giúp bạn chọn đúng vật liệu phù hợp với nhu cầu và đảm bảo độ bền lâu dài cho sản phẩm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất, ưu nhược điểm và 7 cách phân biệt inox 304 và 201 chính xác nhất.
1. Inox 304 là gì?
Inox 304 là loại thép không gỉ thuộc nhóm Austenitic, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ thành phần chứa 18% Crom, 8% Niken. Tổ hợp này giúp vật liệu có khả năng chống ăn mòn, oxy hóa vượt trội và duy trì độ sáng bóng lâu dài. Ngoài ra, inox 304 còn chứa một lượng nhỏ Mangan, Carbon, Silic,… giúp tăng độ bền và dễ gia công.
Với đặc tính dễ hàn cắt, đánh bóng cùng khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt như axit hay nước biển, inox 304 được ứng dụng rộng rãi trong y tế, công nghiệp thực phẩm, đồ gia dụng và các công trình xây dựng ngoài trời.
2. Inox 201 là gì?
Inox 201 là một loại thép không gỉ thuộc nhóm Austenitic, được biết đến với chi phí tiết kiệm hơn inox 304. Khác với inox 304, inox 201 có hàm lượng Niken thấp hơn (chỉ khoảng 3.5–5.5%) và được thay thế một phần bằng Mangan (5.5–7.5%), cùng với khoảng 16–18% Crom. Mặc dù khả năng chống ăn mòn và chống gỉ của inox 201 không bằng inox 304, đặc biệt trong môi trường ẩm hoặc có axit nhẹ, nhưng bù lại, giá thành thấp hơn từ 30–50% giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất.
Inox 201 thường được sử dụng trong các hạng mục nội thất như tay vịn, lan can, cửa cổng, hay các sản phẩm gia dụng phổ thông như nồi, ấm, chảo.
3. Sự khác nhau giữa inox 304 và 201
3.1. Thành phần hóa học
Bảng so sánh thành phần hóa học giữa inox 304 và 201
Thành phần (%) | Inox 201 | Inox 304 |
Cacbon (C) | 0.15 | 0.08 |
Mangan (Mn) | 5.5 – 7.5 | 2.00 |
Photpho (P) | 0.06 | 0.045 |
Lưu huỳnh (S) | 0.03 | 0.03 |
Silicon (Si) | 1.00 | 1.00 |
Crom (Cr) | 16 – 18 | 18.0 – 20.0 |
Niken (Ni) | 3.5 – 5.5 | 8.0 – 11.0 |
⇒ Kết luận: Inox 304 sở hữu hàm lượng Niken cao hơn và Cacbon thấp hơn so với inox 201, mang lại khả năng chống ăn mòn vượt trội và độ bền cao hơn. Trong khi đó, inox 201 có hàm lượng Mangan lớn, giúp giảm chi phí sản xuất, phù hợp với các ứng dụng yêu cầu kinh tế nhưng không tiếp xúc nhiều với môi trường ăn mòn.
3.2. Tính chất vật lý
Tính chất vật lý | Inox 201 | Inox 304 |
Khả năng chống ăn mòn | Inox 201 có hàm lượng Niken thấp nên được đánh giá là có khả năng chống gỉ và chống ăn mòn thấp hơn 304 | Rất tốt, chống ăn mòn cao kể cả trong môi trường axit và nước biển |
Khả năng chống oxy hóa | Tương đối tốt trong điều kiện khô ráo | Xuất sắc, ổn định trong nhiều điều kiện khắc nghiệt |
Độ bền | Rất cao. Tuy nhiên, giá thành thấp hơn inox 304 nên dần dần chiếm lĩnh thị trường hiện nay. | Độ bền cao nhưng vẫn kém hơn Inox 201 một ít. Bù lại, inox 304 lại có khả năng chống gỉ và ăn mòn tốt hơn, nên Inox 304 lại được đánh giá bền hơn rất nhiều. |
Bề mặt | Sáng bóng, nhưng trong điều kiện môi trường xấu dễ bị xỉn màu | Sáng bóng, dễ vệ sinh |
Khả năng gia công, tạo hình | Khá tốt, nhưng giòn hơn khi uốn ở nhiệt độ thấp | Rất tốt, dễ hàn, dễ uốn, dễ tạo hình |
Độ bền kéo (Tensile strength) | Khoảng 75.000 psi | Khoảng 84.000 psi |
Độ bóng bề mặt | Sáng, nhưng dễ bị xỉn màu theo thời gian | Sáng bóng lâu dài, giữ thẩm mỹ tốt hơn |
Giá thành | Rẻ hơn khoảng 30–50% | Cao hơn nhưng tương xứng với chất lượng |
3.3. Ứng dụng thực tiễn
Nhờ những đặc tính vật lý và hóa học riêng biệt, inox 304 và 201 được ứng dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực. Inox 201, với ưu điểm giá thành thấp, thường được sử dụng cho các sản phẩm nội thất, tay vịn, lan can, cửa cổng và đồ gia dụng thông dụng – nơi ít tiếp xúc với môi trường ẩm hoặc ăn mòn.

Lan can ngoài trời làm từ inox 201 sáng bóng
Trong khi đó, inox 304 có khả năng chống ăn mòn vượt trội, an toàn với thực phẩm và dễ gia công nên được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế, công nghiệp chế biến thực phẩm, thiết bị nhà bếp cao cấp, bồn chứa, công trình ngoài trời và cả trong môi trường hóa chất khắc nghiệt.

Inox 304 làm bồn chứa nhờ khả năng chống gỉ, chống ăn mòn vượt trội
⇒ Xem thêm: Chế tạo inox: Công nghệ hiện đại tạo nên chất lượng vượt trội
4. Cách phân biệt inox 304 và 201
Dưới đây là những phương pháp giúp bạn phân biệt inox 304 và 201 bằng cả cảm quan và công nghệ.
4.1. Cách 1: Phân biệt bằng mắt thường
Một trong những cách đơn giản và nhanh chóng để phân biệt inox 304 và 201 là quan sát bằng mắt thường. Inox 304 thường có bề mặt sáng bóng, mịn, đều màu và không xuất hiện đốm loang, mang lại cảm giác chắc chắn và cao cấp. Trong khi đó, inox 201 tuy cũng có độ bóng nhất định nhưng thường ánh xanh hoặc vàng nhẹ, dễ bị xỉn màu, xuất hiện vết loang sau một thời gian sử dụng.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính tham khảo, vì nếu không có kinh nghiệm, việc phân biệt bằng mắt có thể gây nhầm lẫn. Đối với các ứng dụng yêu cầu chính xác, nên kết hợp thêm các phương pháp kiểm tra chuyên sâu hơn.

Phân biệt inox 304 và 201 bằng mắt thường
4.2. Cách 2: Phân biệt bằng thuốc thử chuyên dụng
Hiện nay, các loại dung dịch kiểm tra inox (test inox) được bán phổ biến trên thị trường. Quy trình sử dụng thuốc thử chuyên dụng phân biệt inox 304 và 201 thực hiện như sau:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt inox cần kiểm tra bằng dung dịch vệ sinh, sau đó lau khô hoàn toàn.
- Bước 2: Dùng tăm bông hoặc que thử nhúng vào dung dịch axit nitric, sau đó chấm nhẹ lên bề mặt inox. Nếu là inox 304, sẽ không xảy ra phản ứng và bề mặt giữ nguyên màu sắc. Ngược lại, với inox 201, sẽ xuất hiện hiện tượng ăn mòn, bề mặt bị chuyển sang màu đen.
- Bước 3: Để tăng độ chính xác, có thể thử thêm bằng axit clohydric (HCl). Thực hiện tương tự như trên. Inox 304 tiếp tục không phản ứng, trong khi inox 201 có thể xuất hiện phản ứng ăn mòn nhẹ, khiến bề mặt chuyển sang màu cam.

Sử dụng thuốc thử chuyên dụng để phân biệt inox 304 và 201
Lưu ý: Thông tin trên áp dụng cho nguyên liệu inox, không chính xác với sản phẩm đã qua gia công
4.3. Cách 3: Quan sát tia lửa khi mài
Một phương pháp truyền thống nhưng mang tính định hướng tốt là quan sát tia lửa khi mài vật liệu bằng máy mài cầm tay. Khi mài, Inox 304 sẽ tạo ra tia lửa ngắn, có màu đỏ cam, ánh sáng vừa phải và không quá chói. Trong khi đó, inox 201 tạo ra tia lửa dài, tỏa rộng và có ánh sáng mạnh hơn, do chứa hàm lượng Mangan cao hơn. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người thực hiện có kinh nghiệm và cần đảm bảo an toàn trong quá trình thao tác.

Tia lửa mài của inox 201
4.4. Cách 4: Sử dụng máy bắn kim loại
Máy bắn kim loại cầm tay, thường sử dụng công nghệ huỳnh quang tia X (XRF), là công cụ phân tích chuyên dụng trong công nghiệp. Thiết bị này cho phép xác định nhanh chóng và chính xác thành phần hóa học của inox như Crom (Cr), Niken (Ni), Mangan (Mn), Sắt (Fe)… chỉ trong vài giây.
Với độ chính xác gần như tuyệt đối, phương pháp này đặc biệt phù hợp cho các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất yêu cầu kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào. Tuy nhiên, chi phí đầu tư thiết bị tương đối cao.
4.5. Cách 5: Kiểm tra tại các trung tâm kiểm nghiệm
Đối với các đơn vị hoặc cá nhân cần chứng nhận rõ ràng về chất lượng vật liệu, việc gửi mẫu inox đến các trung tâm kiểm nghiệm uy tín như Viện Khoa học Vật liệu, QUATEST,… là lựa chọn tối ưu. Tại đây, inox sẽ được phân tích bằng các thiết bị hiện đại, cho ra kết quả hàm lượng thành phần chi tiết và kèm theo chứng chỉ kiểm nghiệm chính thức. Phương pháp này đảm bảo tính pháp lý và độ chính xác cao, thường được áp dụng trong các dự án yêu cầu khắt khe về vật liệu xây dựng hoặc sản xuất công nghiệp.
Việc phân biệt inox 304 và 201 không chỉ giúp bạn tránh mua nhầm hàng kém chất lượng mà còn đảm bảo độ bền, an toàn cho công trình, sản phẩm. Nếu ưu tiên độ bền, chống gỉ cao, hãy chọn inox 304. Còn nếu chỉ dùng trong môi trường khô, chi phí thấp – inox 201 là lựa chọn hợp lý.
Trên đây là toàn bộ nội dung cách phân biệt inox 304 và 201. Mong rằng qua bài viết này, Sơn Hà SSP đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về thép không gỉ.