Giải mã độ bền của thép không gỉ

07/02/2025

Thép không gỉ (còn gọi là inox) là một trong những vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và xây dựng nhờ vào độ bền vượt trội, khả năng chống ăn mòn và tuổi thọ lâu dài. Nhưng thực tế, độ bền của ống thép không gỉ có thực sự tốt không? Hãy cùng Sơn Hà SSP khám phá chi tiết trong bài viết này nhé!

1. Độ bền của thép không gỉ là gì?

1.1. Độ bền của vật liệu thép không gỉ

Độ bền của một vật liệu kim loại thường được đánh giá qua các yếu tố như:

Cơ lý tính (độ bền kéo, độ cứng, độ dẻo): Cơ lý tính của inox được đo lường thông qua các chỉ số như:

  • Độ bền kéo (Tensile Strength)
  • Độ cứng (Yield Strength)
  • Độ dẻo (Elongation)

Inox có độ bền độ cứng và độ dẻo vượt trội

Inox có độ bền, độ cứng và độ dẻo vượt trội

Những thông số này ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền thép không gỉ trong các ứng dụng thực tế như xây dựng, cơ khí và sản xuất công nghiệp.

  • Khả năng chống ăn mòn: Đây là đặc tính đặc biệt quan trọng để bảo vệ ống inox trong môi trường hóa chất hoặc ngoài trời. Nhờ vào lớp oxit crom bảo vệ, kéo dài tuổi thọ inox. Hàm lượng crom càng cao, inox càng bền với các điều kiện khắc nghiệt như môi trường nước mặn hoặc hóa chất mạnh.
  • Khả năng chịu nhiệt: Một số loại inox như Inox 304 có thể chịu nhiệt đến 870 – 925°C, trong khi Inox 316 có thể hoạt động tốt ở môi trường nhiệt độ cao hơn. Đối với các ứng dụng yêu cầu độ bền nhiệt đặc biệt, inox có chứa molypden hoặc titan giúp tăng cường khả năng chịu nhiệt và ngăn chặn hiện tượng oxy hóa ở nhiệt độ cao.

1.2. Ống inox thép không gỉ có bền không?

Ống inox thép không gỉ là một trong những vật liệu có độ bền cao nhất hiện nay, nổi bật với độ bền cao nhờ cấu trúc hợp kim đặc biệt. Thành phần chính bao gồm 10.5% – 30% crom, giúp tạo lớp màng oxit bảo vệ, ngăn chặn quá trình oxy hóa và gỉ sét.

Ống inox thép không gỉ có bền không

Ngoài ra, hàm lượng niken cao (tùy vào từng loại inox) giúp tăng độ dẻo dai và khả năng chịu lực, giúp thép không gỉ duy trì độ bền vượt trội theo thời gian. Nhờ đó, so với các kim loại khác như thép cacbon hay nhôm, ống inox không chỉ bền hơn mà còn có khả năng chống ăn mòn tốt hơn, phù hợp với nhiều môi trường khắc nghiệt.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền ống inox thép không gỉ

2.1. Thành phần hợp kim

Thành phần của hợp kim quyết định thép không gỉ đó có bền hay không. Mỗi loại thép không gỉ có đặc tính riêng, phù hợp với từng ứng dụng khác nhau.

thành phần thép không gỉ

Thành phần thép không gỉ gồm Fe, Cr, Mn, Ni…

Dưới đây là độ bền của các inox phổ biến:

  • Inox 201: Độ bền cơ học cao nhưng chống ăn mòn kém hơn inox 304.
  • Inox 304: Loại thép không gỉ thông dụng nhất, có độ bền cao, khả năng chống gỉ tốt trong môi trường thông thường.
  • Inox 316: Chứa thêm molypden (Mo), giúp tăng khả năng chống ăn mòn hóa học, đặc biệt trong môi trường nước biển.
  • Inox 430: Thuộc dòng inox Ferritic, có độ bền trung bình, chủ yếu dùng trong nội thất.

2.2. Ứng suất cơ học

Khả năng chịu lực của inox được xác định thông qua độ bền kéo và độ chảy. Những chỉ số này giúp đánh giá độ bền của inox trong các môi trường sử dụng khác nhau. Dưới đây là một số số liệu tiêu biểu:

  • Inox 304: Độ bền kéo khoảng 515 MPa, độ chảy khoảng 205 MPa.
  • Inox 316: Độ bền kéo khoảng 579 MPa, độ chảy khoảng 290 MPa.
  • Inox 201: Độ bền kéo khoảng 515 MPa, nhưng khả năng chống gỉ thấp hơn inox 304.

MPa viết tắt của Megapascab, là đơn vị đo lường áp suất trong hệ thống đo lường SI.

1 Megapascab= 1.000.000 Pascal (Pa)

2.3. Khả năng chịu nhiệt

Khả năng chịu nhiệt là yếu tố quan trọng khi inox được sử dụng trong các ứng dụng nhiệt độ cao. Dưới đây là mức chịu nhiệt của một số loại inox phổ biến:

  • Inox 304 chịu nhiệt lên đến 870°C – 925°C mà không bị oxi hóa.
  • Inox 316 có thể chịu nhiệt tốt hơn trong môi trường khắc nghiệt.
  • Inox 430 có độ bền nhiệt kém hơn, dễ bị biến màu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Khả năng chịu nhiệt

2.4. Khả năng chống ăn mòn

Ống inox có khả năng chống ăn mòn cao nhờ lớp màng oxit crom bảo vệ. Tuy nhiên, tùy vào môi trường sử dụng mà mức độ bền có thể khác nhau. Một số môi trường ảnh hưởng đến độ bền của inox bao gồm:

  • Môi trường axit: Inox 316 phù hợp hơn inox 304 do có molypden chống ăn mòn.
  • Môi trường nước mặn: Nên sử dụng inox 316 hoặc inox 2205 để tránh gỉ sét.
  • Môi trường ngoài trời: Inox 304 là lựa chọn phù hợp với độ bền cao và giá thành hợp lý.

3. So sánh độ bền inox với các vật liệu khác

Loại vật liệu Độ bền kéo (MPa) Khả năng chống ăn mòn Ứng dụng
Inox 316 579 – 700 Rất cao Y tế, hóa chất, hàng hải
Inox 304 515-620 Cao Xây dựng, nội thất, thực phẩm
Nhôm 90 – 290 Trung bình Cơ khí, ô tô
Thép carbon 400-550 Thấp Kết cấu xây dựng

Dựa trên các phân tích trên, có thể khẳng định độ bền ống inox thép không gỉ là rất cao, vượt trội so với nhiều vật liệu kim loại khác. Hãy liên hệ ngay với Sơn Hà SSP qua hotline 1800 6566 để được tư vấn và nhận báo giá cạnh tranh trong thời gian sớm nhất!

⇒ Xem thêm: Các loại ống inox phổ biến hiện nay

 

phone

whatsapp

whatsapp
message